Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Chuỗi phản ứng hóa học | Khái niệm hoá học

Sơ đồ chuỗi phản ứng là chuỗi các phản ứng thể hiện sự chuyển hóa giữa các đơn chất và hợp chất. Chuỗi phản ứng là một công cụ hữu ích trong dạy học, chúng giúp người dạy lẫn người học có thể hệ thống hóa kiến thức, tăng cường khả năng ghi nhớ


1. Khái niệm sơ đồ chuỗi phản ứng

Sơ đồ chuỗi phản ứng là chuỗi các phản ứng thể hiện sự chuyển hóa giữa các đơn chất và hợp chất. Chuỗi phản ứng là một công cụ hữu ích trong dạy học, chúng giúp người dạy lẫn người học có thể hệ thống hóa kiến thức, tăng cường khả năng ghi nhớ.

2. Ý nghĩa của sơ đồ chuỗi phản ứng

a. Nhìn thấy "bức tranh tổng thể" của chương học

Sơ đồ chuỗi phản ứng giúp HS có cái nhìn tổng thể về sự chuyển hóa, mối liên hệ giữa các đơn chất và hợp chất.

b. Giải quyết tốt các vấn đề

Sơ đồ chuỗi phản ứng giúp HS phát hiện và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, từ đó chiếm lĩnh tri thức khoa học, phát triển được tư duy và hình thành thế giới quan khoa học, từ đó giáo viên dễ dàng điều khiển được quá trình nhận thức của học sinh và giúp cho học sinh có thể phát huy khả năng nhớ nhanh và hiểu bài.

c. Chuyển tải thông tin bài học hiệu quả

Chuỗi phản ứng có thể chuyển tải một lượng kiến thức lớn của chương học qua một vài sơ đồ chuỗi phản ứng.

d. Kích hoạt trí sáng tạo, hỗ trợ trí nhớ

Với chuỗi phản ứng, những phương pháp ghi nhớ được phát huy hết tác dụng, cụ thể chuỗi phản ứng có tác dụng xâu chuỗi, hệ thống sự chuyển hóa các chất. Chuỗi phản ứng được thiết kế bằng những hình ảnh đầy sáng tạo, sinh động và đẹp mắt. Do đó, việc ghi nhớ kiến thức trở nên hứng thú, dễ dàng.

e. Tiết kiệm thời gian, tạo hứng thú học tập

Chuỗi phản ứng giúp dễ nhớ, nhớ lâu bởi kiến thức được tóm tắt ngắn gọn dưới dạng các sơ đồ. Do vậy, chuỗi phản ứng giúp các em ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách sinh động và hiệu quả nhất. Chuỗi phản ứng cũng giúp rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức.

3. Nguyên tắc thiết kế sơ đồ chuỗi phản ứng hóa học

Việc thiết kế sơ đồ chuỗi phản ứng hóa học dùng trong dạy học cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1. Chuỗi phản ứng thiết kế phải đảm bảo bám sát mục tiêu và nội dung bài học

Sơ đồ chuỗi phản ứng phải thể hiện được mục tiêu kiến thức, kĩ năng của nội dung bài học, qua đó HS có một số kiến thức cơ bản, vận đụng được vào giải quyết các vấn đề giải bài tập.

Nguyên tắc 2. Đảm bảo tính chính xác, khoa học và thực tiễn

Khi thiết kế sơ đồ chuỗi phản ứng, việc sử dụng các công thức, phương trình phải đảm bảo chính xác, khoa học.

Nguyên tắc 3: Đảm bảo tính hệ thống, khắc sâu kiến thức trọng tâm

Với sơ đồ chuỗi các phản ứng, kiến thức trọng tâm được thể hiện qua các phương trình một cách rõ ràng tạo nên một hệ thống toàn vẹn về những kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần nắm vững về chủ đề bài học.

Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính sư phạm và tính đặc trưng của bộ môn

Khi thiết kế sơ đồ chuỗi phản ứng phải lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và trình độ của học sinh,

Nguyên tắc 5. Đảm bảo khả năng phát triển tư duy cho học sinh

Khi tự thiết kế và hoàn thành sơ đồ chuỗi phản ứng học sinh sẽ được rèn luyện kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, tư duy lo gic và tư duy sáng tạo

Nguyên tắc 6. Đảm bảo tính thẫm mĩ và nghệ thuật

Hình thức thiết kế sơ đồ chuỗi phản ứng phải sinh động, sáng tạo, có thể kết hợp hài hòa các màu sắc, hình ảnh đặc trưng thể hiện tính thẫm mĩ, năng khiếu nghệ thuật, cá tính và nét độc đáo của người xây dựng.

hinh-anh-chuoi-phan-ung-hoa-hoc-250-0

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Khắc hoa văn trên thủy tinh

Chúng ta thường nhìn thấy các sản phẩm công nghệ thủy tinh tinh xảo có khắc các hình hoa văn.Trong phòng thí nghiệm, cũng thường sử dụng các loại máy thủy tinh khắc các vạch nhỏ như nhiệt kế, ống đo, công tơ gút... Thủy tinh rất cứng và trơn, nếu muốn khắc các hoa văn và vạch trên nó giống như những bức tranh điêu khắc thì rất khó khăn. Vậy, những nét hoa văn trên các sản phẩm thủy tinh được khắc như thế nào?

Xem chi tiết

Canxi hydroxit

Canxi hidroxit Ca(OH)2 trong điều kiện bình thường nó là chất rắn dạng bột mềm màu trắng với điểm nóng chảy của Ca(OH)2 là khoảng 580oC, chúng không có mùi và rất khó bắt cháy. Bột Canxi hidroxit tan ít trong nước, tan nhiều trong dung dịch hữu cơ và vô cơ như Glycerol, axit nhưng đối với rượu thì lại không thể tan được.

Xem chi tiết

Khí núi lửa

Khí núi lửa là khí phát ra bởi hoạt động của núi lửa. Chúng bao gồm các khí bị mắc kẹt trong các hốc (túi) trong đá núi lửa, khí hòa tan hoặc phân ly trong mắc ma và dung nham, hoặc khí phát ra trực tiếp từ dung nham hoặc gián tiếp qua nước ngầm được đốt nóng bởi tác động của núi lửa. Cho đến nay, khí núi lửa phong phú nhất là hơi nước, vô hại. Tuy nhiên, một lượng đáng kể carbon dioxide, sulfur dioxide, hydrogen sulfide và hydro halogenua cũng có thể được thải ra từ núi lửa. Tùy thuộc vào nồng độ của chúng, những khí này đều có khả năng gây nguy hiểm cho con người, động vật, nông nghiệp và tài sản.

Xem chi tiết

Axit nucleic

Axit nucleic là polime sinh học do nhiều đơn vị nucleotit kết hợp với nhau (còn gọi là polinucleotit) nhờ các liên kết photphodieste.Axit nucleic là thành phần quan trọng nhất của nhân tế bào. Tên axit nucleic có nguồn gốc từ tiếng La tinh có nghĩa là nhân.

Xem chi tiết

Điện tích hạt nhân

Hạt nhân gồm các hạt proton và notron. Nếu hạt nhân có Z proton, thì điện tích của hạt nhân bằng Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân bằng Z.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.

Mol là gì?

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ - được gọi là hằng số Avogadro.

Xem thêm

Độ âm điện là gì?

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.

Xem thêm

Kim loại là gì?

Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.

Xem thêm

Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.

Xem thêm

Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.

Xem thêm

Những sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết

Sự thật thú vị về Hidro

Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.

Xem thêm

Sự thật thú vị về heli

Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Lithium

Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium - một kim loại tuyệt vời!

Xem thêm

Sự thật thú vị về Berili

Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Boron

Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.

Xem thêm

So sánh các chất hoá học phổ biến.

CuSO4.5H2OK2[Cu(CO3)2]

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Đồng sunfat pentahidrat và chất potassium bis(carbonato)cuprate(II)

Xem thêm

[Cu(NH3)4]CO3K2[Cu(CN)4]

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất tetraaminecopper (II) cacbonate và chất Potassium tetracyanocuprate(II)

Xem thêm

Cu3(PO4)2.3H2OD2

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Đồng(II) Phosphat Trihydrat và chất Deuteri

Xem thêm

HDSO4DCl

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Sunfuric acid D1 và chất Deuteri clorua

Xem thêm