Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Cách đề phòng chất độc trong măng, khoai tây, khoai mì

Măng, khoai tây, khoai mì.. là các thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống của con người Việt Nam. Chúng là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, cần thiết cho con người. Tuy nhiên, các nhà chuyên môn cảnh báo rằng các loại thực phẩm này chứa nhiều chất độc nguy hiểm nếu không biết sơ chế đúng cách.


1. Cách đề phòng chất độc xyanua trong măng, khoai mì.hinh-anh-cach-de-phong-chat-doc-trong-mang-khoai-tay-khoai-mi-411-0

Natri xyanua

Xyanua là một anion có chứa nhóm CN có thể tồn tại ở dạng khí HCN, muối như KCN, NaCN..., khi con người tiếp xúc với một lượng lớn xyanua có thể gây tổn thương cho não và tim mạch, nếu tiếp xúc ở liều lượng thấp có thể gây những hậu quả như khó thở, đau tim, nôn mửa, thay đổi máu, đau đầu, làm rộng tuyến giáp. Hàm lượng 50 mg - 200 mg xyanua hoặc hít phải 0,2% khi hidro xyanic, có thể giết chết ngay lập tức một người trưởng thành.

a. Đối với măng

hinh-anh-cach-de-phong-chat-doc-trong-mang-khoai-tay-khoai-mi-411-1Măng

Theo kết quả phân tích trên 3 loại măng thường gặp đó là măng trắng (được bào từ củ măng), măng trắng ngâm nước nửa ngày (còn gọi là măng chua) và măng vàng (măng đã qua luộc và ngâm nước) bán trên thị trường đều cho thấy hàm lượng xyanua rất đáng quan ngại.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng độc chất xyanua có sẵn trong măng sẽ giảm dần khi tiếp xúc với môi trường nước. Trường hợp măng chua, trong quá trình ngâm thì chất xyanua có thể kết hợp với một số enzym hoặc một số chất trong ruột người gây ngộ độc cấp tính nếu ăn phải.

Biện pháp phòng ngừa: Theo kinh nghiệm của ông cha ta từ xưa, đối với nguyên liệu măng tươi cần nên rửa kỷ, ngâm măng trong nước nhiều giờ và luộc qua 1, 2 lần trước khi ăn để tránh trường hợp ngộ độc đáng tiếc xảy ra. 

b. Khoai mì

hinh-anh-cach-de-phong-chat-doc-trong-mang-khoai-tay-khoai-mi-411-2Khoai mì

Tương tự như măng, khoai mì cũng chứa độc chất xyanua (kể cả phần thịt và phần vỏ củ). Khi chế biến khoai mì, dù chúng ta có tiến hành lột vỏ nhưng khoai mì vẫn còn một lượng xyanuaa đáng kể. 

Biện pháp phòng ngừa: Khoai mì khi sử dụng cần tiến hành lột vỏ và luộc (khi luộc với số lượng lớn thì chất này sẽ đóng váng trên bề mặt nước).  Ngoài ra, trong lúc luộc nên mở nắp nồi để chất xyanua bay đi, khi ấy lượng độc chất sẽ giảm đáng kể.

2. Cách đề phòng chất độc solanin trong khoai tây.

Solanin (một loại glyco-alkaloid) có vị đắng và độc hại với cơ thể.  Chúng có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây khoai tây, bao gồm lá, quả, củ, mầm. Hàm lượng solanin trong mầm (1,34g/kg) cao hơn nhiều trong ruột khoai tây (0,04 - 0,07g/kg) hoặc trong vỏ (0,03 - 0,05g/kg). Solanin có tác dụng độc hại đối với người ở nồng độ từ 20 - 25mg/100g và gây chết người ở nồng độ lớn hơn 400mg/100g. Ước tính để đạt được nồng độ làm chết người, người ta phải ăn sống một lần từ 4 - 20kg khoai tây.

hinh-anh-cach-de-phong-chat-doc-trong-mang-khoai-tay-khoai-mi-411-3

Công thức solanin

Khoai tây là loại củ có nhiều tinh bột, men tiêu hóa và vitamin. Khoai tây đào khỏi mặt đất để lâu ngày hoặc để chúng tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời đặc biệt là khoai tây đã mọc mầm hay khi vỏ khoai tây đã chuyển sang màu xanh thì hàm lượng chất độc solanin trong khoai tây tăng lên rất cao. Triệu chứng ngộ độc thường thấy là đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy và khó thở. 

hinh-anh-cach-de-phong-chat-doc-trong-mang-khoai-tay-khoai-mi-411-4          hinh-anh-cach-de-phong-chat-doc-trong-mang-khoai-tay-khoai-mi-411-5

Khoai tây mọc mầm, vỏ khoai tây chuyển sang màu xanh

Biện pháp phòng ngừa: 

- Để tránh ngộ độc khoai tây chúng ta không nên ăn những củ khoai đã mọc mầm, những củ có vỏ chuyển sang màu xanh hoặc những củ đã đào khỏi mặt đất quá lâu.  

- Để tránh ngộ độc, khi dùng khoai tây cần chọn khoai chắc, vỏ mịn không đốm vết và nặng so với kích thước. 

 

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

Bài 16. Tính chất hoá học của kim loại

Bài học này chúng ta cùng nghiêm cứu tính chất hóa học của kim loại

Xem chi tiết

Bài 47. Stiren và naphtalen

Biết cấu tạo, tính chất, ứng dụng của stiren và naphtalen. Hiểu cách xác định công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ bằng phương pháp hoá học.

Xem chi tiết

Bài 28. Không khí – Sự cháy

Có cách nào để xác định thành phần của không khí ? Không khí có liên quan gì đến sự cháy ? Tại sao khi có gió to thì đám cháy càng dễ bùng cháy to hơn ? Làm thế nào để dập tắt được đám cháy và tốt hơn là để đám cháy không xảy ra ?

Xem chi tiết

Bài 29. Bài luyện tập 5 – Hóa học 8

Nắm vững những tính chất và điều chế khí oxi, thành phần của không khí, định nghĩa và phân loại oxit, sự oxi hoá, phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ.

Xem chi tiết

Bài 27. Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy

Khí oxi có rất nhiều trong không khí. Có cách nào tách riêng được khí oxi từ không khí ? Trong phòng thí nghiệm muốn có một lượng nhỏ khí oxi thì làm thế nào ?

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.

Mol là gì?

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ - được gọi là hằng số Avogadro.

Xem thêm

Độ âm điện là gì?

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.

Xem thêm

Kim loại là gì?

Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.

Xem thêm

Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.

Xem thêm

Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.

Xem thêm

Những sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết

Sự thật thú vị về Hidro

Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.

Xem thêm

Sự thật thú vị về heli

Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Lithium

Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium - một kim loại tuyệt vời!

Xem thêm

Sự thật thú vị về Berili

Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Boron

Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.

Xem thêm

So sánh các chất hoá học phổ biến.

CH3COClCH3CONH2

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Acetyl clorua và chất Acetamide

Xem thêm

CH3COOCH=CH2CH3COOCH2C6H5

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Vinyl axetat và chất Benzyl axetat

Xem thêm

CH3COO(CH2)2CH(CH3)2CH3I

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Isoamyl Axetat và chất Iodometan

Xem thêm

CH3OCH3CH3SCH3

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Dimetyl ete và chất Dimetyl sunfua

Xem thêm