Tìm kiếm bài học hóa học

Hãy nhập vào bài học bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Chương 7. Bài 46. Benzen và AnkylBenzen

Hiểu sự liên quan giữa cấu trúc phân tử và tính chất của benzen. Biết đồng đẳng, đồng phân, danh pháp và tính chất của ankylbenzen. Vận dụng quy tắc thế ở nhân benzen để tổng hợp các dẫn xuất của benzen.


I- CẤU TRÚC, ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP

1. Cấu trúc của phân tử benzen

a) Sự hình thành liên kết trong phân tử benzen

hinh-anh-chuong-7-bai-46-benzen-va-ankylbenzen-354-0

Sáu nguyên tử C trong phân tử benzen ở trạng thái lai hóa sp2 (lai hóa tam giác).

Mỗi nguyên tử C sử dụng 3 obitan lai hóa để tạo liên kết σ với 2 nguyên tử C bên cạnh nó và 1 nguyên tử H. Sáu obitan p còn lại của 6 nguyên tử C xen phủ bên với nhau tạo thành hệ liên hợp π chung cho cả vòng benzen. Nhờ vậy mà liên kết π ở benzen tương đối bền vững hơn so với liên kết π ở anken cũng như hiđrocacbon không no khác.

b) Mô hình phân tử

Sáu nguyên tử C trong phân tử benzen tạo thành một lục giác đều. Cả 6 nguyên tử C và 6 nguyên tử H cùng nằm trên một mặt phẳng (gọi là mặt phẳng phân tử). Các góc liên kết đều bằng 120o

c) Biểu diễn cấu tạo của benzen

Hai kiểu công thức bên đều được dùng để biểu diễn cấu tạo của benzen. Chỉ khi cần thiết mới phải ghi rõ các nguyên tử H.

hinh-anh-chuong-7-bai-46-benzen-va-ankylbenzen-354-1

2. Đồng đẳng, đông phân và danh pháp

Khi thay các nguyên tử hiđro trong phân tử benzen (C6H6) bằng các nhóm ankyl, ta được các ankylbenzen. Thí dụ:

       C6H5−CH3                           C6H5−CH2−CH3                                        C6H5−CH2−CH2−CH3...

metylbenzen (toluen)                etylbenzen                                           propylbenzen      ...

Các ankylbenzen họp thành dãy đồng đẳng của benzen có công thức chung là CnH2n−6 với n≥6

Khi coi vòng benzen là mạch chính thì các nhóm ankyl đính với nó là mạch nhánh (còn gọi là nhóm thế).

Ankylbenzen có đồng phân mạch cacbon. Để gọi tên chúng, phải chỉ rõ vị trí các nguyên tử C của vòng bằng các chữ số hoặc các chữ cái o,m,p (đọc là ortho,meta,para) như hình bên.

hinh-anh-chuong-7-bai-46-benzen-va-ankylbenzen-354-2

II- TÍNH CHẤT VẬT LÍ

1. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng

hinh-anh-chuong-7-bai-46-benzen-va-ankylbenzen-354-3

2. Màu sắc, tính tan và mùi

Benzen và ankylbenzen là những chất không màu, hầu như không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ, đồng thời chính chúng cũng là dung môi hòa tan nhiều chất khác. Chẳng hạn benzen hòa tan brom, iot, lưu huỳnh, cao su, chất béo,... Các aren đều là những chất có mùi. Chẳng hạn như benzen và toluen có mùi thơm nhẹ, nhưng có hại cho sức khỏe, nhất là benzen.

III- TÍNH CHẤT HÓA HỌC

hinh-anh-chuong-7-bai-46-benzen-va-ankylbenzen-354-4

1. Phản ứng thế

a) Phản ứng halogen hóa

* Khi có bột sắt, benzen tác dụng với brom khan tạo thành brombenzen và khí hiđro bromua.

Toluen phản ứng nhanh hơn benzen và tạo ra hỗn hợp hai đồng phân ortho và para.

 

* Nếu không dùng Fe mà chiếu sáng (as) thì Br thế cho H ở nhánh.

Nhóm C6H5CH2 gọi là nhóm benzyl, nhóm C6H5 gọi là nhóm phenyl.

b) Phản ứng nitro hóa

hinh-anh-chuong-7-bai-46-benzen-va-ankylbenzen-354-5

* Benzen tác dụng với hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đậm đặc tạo thành nitrobenzen:

hinh-anh-chuong-7-bai-46-benzen-va-ankylbenzen-354-6

* Nitrobenzen tác dụng với hỗn hợp axit HNO3 bốc khói và H2SO4 đậm đặc đồng thời đun nóng thì tạo thành m−đinitrobenzen.

hinh-anh-chuong-7-bai-46-benzen-va-ankylbenzen-354-7

* Toluen tham gia phản ứng nitro hóa dễ dàng hơn benzen (chỉ cần HNO3 đặc, không cần HNO3 bốc khói) tạo thành sản phẩm thế vào vị trí ortho và para:

hinh-anh-chuong-7-bai-46-benzen-va-ankylbenzen-354-8

c) Quy tắc thế ở vòng benzen

Khi ở vòng benzen đã có sẵn nhóm ankyl (hay các nhóm −OH,−NH2,−OCH3,...), phản ứng thế vào vòng sẽ dễ dàng hơn và ưu tiên xảy ra ở vị trí ortho và para. Ngược lại, nếu ở vòng benzen đã có sẵn nhóm −NO2 (hoặc các nhóm −COOH,−SO3H,...) phản ứng thế vào vòng sẽ khó hơn và ưu tiên xảy ra ở vị trí meta.

d) Cơ chế phản ứng thế ở vòng benzen

Phân tử halogen hoặc phân tử axit nitric không trực tiếp tấn công. Các tiểu phân mang điện tích dương tạo thành do tác dụng của chúng với xúc tác mới là tác nhân tấn công trực tiếp vào vòng benzen. Thí dụ:

hinh-anh-chuong-7-bai-46-benzen-va-ankylbenzen-354-9

2. Phản ứng cộng

* Benzen và ankylbenzen không làm mất màu dung dịch brom (không cộng với brom) như các hiđrocacbon không no. Khi chiếu sáng, benzen cộng với clo thành C6H6Cl6

* Khi đun nóng có xúc tác Ni hoặc Pt, benzen và ankylbenzen cộng với hiđro thành xicloankan, thí dụ:

C6H6+3H2→Ni,to C6H12

3. Phản ứng oxi hóa

* Benzen không tác dụng với KMnO4 (không làm mất màu dung dịch KMnO4).

* Các ankylbenzen khi đun nóng với dung dịch KMnO4 thì chỉ có nhóm ankyl bị oxi hóa. Thí dụ: Toluen bị KMnO4 oxi hóa thành kali benzoat, sau đó tiếp tục cho tác dụng với axit benzoic.

hinh-anh-chuong-7-bai-46-benzen-va-ankylbenzen-354-10

* Các aren khi cháy trong không khí thường tạo ra nhiều muội than. Khi aren cháy hoàn toàn thì tạo ra CO2,H2O và tỏa nhiều nhiệt. Thí dụ:

C6H6+15/2 O2→6CO2+3H2O;ΔH=−3273kJ

Nhận xét: benzen tương đối dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng và bền vững với các chất oxi hóa. Đó cũng là tính chất hóa học đặc trưng chung của các hiđrocacbon thơm nên được gọi là tính thơm.

IV- ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG

1. Điều chế

Benzen, toluen, xilen,... thường tách được bằng cách chưng cất dầu mỏ và nhựa than đá. Chúng còn được điều chế từ ankan, hoặc xicloankan:

CH3[CH2]4CH3→ (-4H2xt,to) C6H6

CH3[CH2]5CH3→(−4H2xt,to)C6H5CH3

Etylbenzen được điều chế từ benzen và etilen:

C6H6+CH2=CH2→xt,to C6H5CH2CH3

2. Ứng dụng

Benzen là một trong những nguyên liệu quan trọng nhất của công nghiệp hóa hữu cơ. Nó được dùng nhiều chất để tổng hợp các monome trong sản xuất polime làm chất dẻo, cao su, tơ sợi (chẳng hạn polistiren, cao su buna-stiren, tơ capron). Từ benzen người ta điều chế ra nitrobenzen,  anilin, phenol dùng để tổng hợp phẩm nhuộm, dược phẩm, thuốc trừ dịch hại,...

Toluen được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT (trinitrotoluen)

Benzen, toluen và các xilen còn được dùng nhiều làm dung môi.

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các bài giảng hoá học liên quan

CHƯƠNG 9 HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG

Nội dung bài học đem đến nhiều tư liệu về vai trò của Hóa học trong phát triển kinh tế qua tìm hiểu về Hóa học với năng lượng và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, xây dựng,...và nhiều liên hệ thực tế khác.

Xem chi tiết

Chương I. Bài 1. Sự điện li

Biết các khái niệm về sự điện li và chất điện li.

Xem chi tiết

Bài 11. Luyện tập: Bảng tuần hoàn sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học

Nội dung bài học Luyện tập Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học tìm hiểu Bảng tuần hoàn và Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử; Sự biến đổi tuần hoàn tính chất (Tính kim loại, phi kim, độ âm điện, bán kính nguyên tử) của nguyên tố và tính axit, bazơ của hợp chất; Định luật tuần hoàn.

Xem chi tiết

Bài 18. Phân loại phản ứng trong hoá học vô cơ

Phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế, phản ứng trao đổi có phải phản ứng oxi hóa khử hay không? Có cách nào phân loại phản ứng vô cơ một cách tổng quát hơn không? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài giảng " Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ".

Xem chi tiết

CHƯƠNG 3 LIÊN KẾT HÓA HỌC

Nguyên tử kim loại và phi kim muốn đạt đến cấu hình electron bền thì phải thực hiện quá trình nhường nhận electron, biến thành ion trái dấu liên kết nhau, gọi là liến kết ion.

Xem chi tiết
Xem tất cả bài giảng hoá học

Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.

Mol là gì?

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ - được gọi là hằng số Avogadro.

Xem thêm

Độ âm điện là gì?

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.

Xem thêm

Kim loại là gì?

Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.

Xem thêm

Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.

Xem thêm

Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.

Xem thêm

Những sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết

Sự thật thú vị về Hidro

Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.

Xem thêm

Sự thật thú vị về heli

Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Lithium

Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium - một kim loại tuyệt vời!

Xem thêm

Sự thật thú vị về Berili

Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Boron

Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.

Xem thêm

So sánh các chất hoá học phổ biến.

H4P2O5Na2HPO3

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Axit Pyrophotphorơ và chất Natri hidro phosphit

Xem thêm

NaH2PO3KOH.2H2O

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Natri dihidro phosphit và chất Kali hidroxit dihidrat

Xem thêm

AgClO3Ag2F

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Bạc clorat và chất bạc subfluoride

Xem thêm

AgPF6AgF.2H2O

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Silver hexafluorophosphate và chất Bạc(I) florua dihidrat

Xem thêm