Tìm kiếm khái niệm hóa học

Hãy nhập vào khái niệm bất kỳ để bắt đầu tìm kiếm

Pin Li -Ion | Khái niệm hoá học

Pin Li- Ion là một trong những loại pin được sử dụng rất phổ biến trên các thiết bị điện tử như điện thoại di động, tablet, sạc dự phòng... Tuy nhiên, nhiều người dùng trong số chúng ta vẫn chưa hiểu rõ về pin Li -Ion là gì, cách hoạt động và sử dụng pin như thế nào là đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta trả lời những câu hỏi trên.


1. Pin Li - Ion là gì?

Pin Li-ion(Pin lithium-ion) là một trong những loại pin có thể sạc nhiều lần. Loại pin này cho phép các ion chuyển động từ điện cực âm sang điện cực dương trong quá trình dùng và ngược lại khi sạc.

Qua thời gian dài nghiên cứu và ứng dụng loại pin này đang dần được cải thiện về khả năng tích trữ năng lượng cũng như độ bền theo thời gian. Theo như lý thuyết thì quá trình di chuyển của các hạt điện tích không bao giờ ngừng lại và chúng ta sẽ có được viên pin sử dụng trong thời gian dài mà không hư hỏng.

hinh-anh-pin-li-ion-302-0

Pin Li - ion

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Pin Li - ion:

a. Cấu tạo pin lithium ion:

- Điện cực dương
Cực dương hay còn được gọi là Cathode được làm từ Lithium Cobalt Oxide (LiCoO2). Cực dương có cấu trúc phân tử bao gồm Oxide Coban được liên kết với các nguyên tử Lithium. Khi có bất cứ dòng điện này chạy qua cực dương thì các nguyên tử Lithium này sẽ tách khỏi cấu trúc vào tạo thành ion Li+.

- Điện cực âm
Cực âm hay còn được gọi là Negative được cấu tạo từ than chì (graphene). Cực âm này sẽ có chức năng là giữ các ion Lithium Li+ từ cực dương di chuyển qua trong tinh thể của mình.

- Dung dịch điện ly
Dung dịch điện ly hay còn gọi là dung dịch điện phân là một loại chất lỏng được lấp đầy giữa cực âm, cực dương và màng ngăn. Dung dịch này có chứa LiPF6 và các dung môi hữu cơ và chứa rất ít thành phần nước vì có thể gây ra phản ứng giữa Li+ và nước. Dung dịch điện phân này sẽ có tác dụng dẫn các ion Li+ di chuyển qua lại giữa 2 cực của pin.

Các lá dài của pin sẽ được quấn lại để tạo thành nhiều vòng, các vòng này sẽ được ép chặt lại với nhau, ở giữa các vòng sẽ là dung dịch điện phân. Lớp vỏ bên ngoài của pin sẽ thường được làm bằng chất liệu kim loại để có thể nén chặt các lớp vật liệu ở bên trong. Pin Li- ion còn được trang bị thêm các lỗ thoát khí để tránh cho pin bị nổ khi áp suất ở bên trong tăng lên cao.

hinh-anh-pin-li-ion-302-1

b. Nguyên lý hoạt động của Pin Li ion:

Bản chất trong một viên pin là sự di chuyển của các hạt điện tích giữa hai cực âm và dương. Khi viên pin được xả hoàn toàn, điện tích chủ yếu chứa trong viên pin sẽ là điện tích dương và không thể sử dụng để cung cấp cho các phần cứng yêu cầu trong thiết bị.

Sau khi ta cắm điện, quá trình nạp lại điện tích diễn ra,  viên pin sẽ được cung cấp lại điện tích âm thiếu hụt trong quá trình sử dụng. Khi số lượng điện tích đã bão hòa  tức là pin đã đầy. Và cứ như vậy quá trình nạp xả của một viên pin.

hinh-anh-pin-li-ion-302-2

3. Ưu và nhược điểm của Pin Li - ion

a. Ưu điểm

- Nếu so với các pin thông thường, thì Pin Li-ion có thể cho việc sử dụng lâu hơn với cùng một kích thước pin.
- Ngoài ra, với việc thiết kế bằng các chất điện phân dạng lỏng, nên chi phí sản xuất pin Li-ion khá rẻ, phù hợp cho nhiều thiết bị khác nhau.

b. Nhược điểm

- Vì chất điện phân hữu cơ trong Pin Li-Ion được dựa trên dung môi rất dễ cháy. Vì vậy Pin Li-Ion dễ bị phát nổ khi chúng ta sử dụng sai cách.
- Ngoài ra thì pin Li-Ion chỉ có thể sản xuất được dưới dạng hình chữ nhật nên nó có thể sẽ không phù hợp với một số thiết bị có hình dạng đặc biệt.
- Có trọng lượng lớn hơn nếu so với pin Polymer.
- Pin Li-Ion cũng bị xuống cấp ngay cả khi bạn không sử dụng.

Theo như lý thuyết nạp xả của một cục pin vừa phân tích ở trên thì chắc chắn một điều chúng ta sẽ có một cục pin sử dụng suốt một thời gian dài mà không hư.

Tuy nhiên thực tế các nhà khoa học đã phát hiện ra một điều cực kỳ quan trọng, việc di chuyển các điện tích giữa 2 cực và dung lượng pin được tích tụ một phần là do vật liệu làm 2 cực của viên pin. Khi các ion Li+ di chuyển liên tục trong viên pin sẽ dần bị kẹt lại trong các tinh thể nhỏ và lâu dần bị tắc ngẽn ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của các ion khác. Chính điều này làm pin của chúng ta trong quá trình nạp xả bị chai dần theo thời gian.

4. Cách sạc Pin Li - ion đúng cách

Trước đây, khi mua điện thoại, nhân viên tư vấn luôn nhắc bạn nên sạc điện thoại 8 tiếng trong ba lần đầu tiên để giúp pin Li - ion đầy, như thế sau 3 lần 8 tiếng thì bạn sẽ sạc bình thường.

Nhưng từ năm 2016, các dòng thiết bị sử dụng Pin li ion, thì nhà sản xuất không còn nhấn mạnh vào vấn đề sạc 8 tiếng nữa, có thể việc phải canh chờ cho máy sạc đầy pin này quá phiền phức.

Cách sạc pin Li ion đúng cách:

- Bạn chỉ nên dùng bộ phụ kiện sạc chính hãng đi kèm theo máy khi mới mua.
- Khi mua một thiết bị mới về bạn nên dùng hết lượng pin còn lại trên máy, khi pin báo yếu bạn sẽ kết nối với bộ sạc, không nên để thiết bị sụp nguồn ở lần sạc đầu tiên này.
- Không nên sạc qua đêm, tuỳ vào dung lượng pin thực tế trên từng thiết bị mà bạn sẽ sắp xếp để sạc đầy pin rồi ngắt sạc.
- Sau khi thiết bị đầy pin, bạn nên giữ sạc trong 5 – 10 phút rồi hẳn ngắt sạc.
- Khi mới mua thiết bị về, bạn nên sạc 5 lần đầu khi điện thoại báo pin yếu và sạc đến khi đầy 100% là được.

hinh-anh-pin-li-ion-302-3

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Các khái niệm hoá học liên quan

Acid mật

Axit mật là axit steroid được tìm thấy chủ yếu trong mật của động vật có vú và động vật có xương sống khác. Các dạng phân tử khác nhau của axit mật có thể được tổng hợp trong gan bởi các loài khác nhau. Axit mật được liên hợp với taurine hoặc glycine trong gan, và muối natri và kali của các axit mật kết hợp này được gọi là muối mật.

Xem chi tiết

Glucose

Glucose (còn gọi là dextrose ) là một loại monosaccarit với công thức phân tử C6H12O6 và phổ biến nhất. Trong tự nhiên, glucose có nhiều trong quả nho chính nên còn gọi là đường nho. Glucose là chất dinh dưỡng có giá trị của con người, nhất là đối với trẻ em, người già. Trong y học, glucose được dùng làm thuốc tăng lực.

Xem chi tiết

Phản ứng este hóa

Phản ứng este hóa là phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol trong điều kiện nhiệt độ, có H2SO4 đặc làm xúc tác. Đặc điểm của phản ứng este là phản ứng thuận nghịch, hiệu suất phản ứng H <100%.

Xem chi tiết

Bazơ

Trong hóa học, Bazơ (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp base /baz/), có công thức hoá học chung là B(OH)x. Một định nghĩa phổ biến của bazơ theo Svante Arrhenius là một hợp chất hóa học hoặc là cung cấp các ion hiđrôxít hoặc là hấp thụ các ion hiđrô khi hòa tan trong nước. Các bazơ và các axít được nói đến như là các chất ngược nhau vì hiệu ứng của axit là tăng nồng độ ion hydroni (H3O+) trong nước, còn bazơ thì làm giảm nồng độ của ion này. Các bazơ theo Arrhenius là những chất hòa tan trong nước và có pH lớn hơn 7 khi ở trong dung dịch.Bazơ là hợp chất mà phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

Xem chi tiết

Oxi lưỡng tính

Oxit là hợp chất hóa học trong đó có một nguyên tố oxi.Oxit lưỡng tính là những hợp chất hóa học vừa có khả năng phản ứng với axit hoặc bazơ để tạo thành muối và nước.

Xem chi tiết
Xem tất cả khái niệm hoá học

Một số định nghĩa cơ bản trong hoá học.

Mol là gì?

Trong hóa học, khái niệm mol được dùng để đo lượng chất có chứa 6,022.10²³ số hạt đơn vị nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Số 6,02214129×10²³ - được gọi là hằng số Avogadro.

Xem thêm

Độ âm điện là gì?

Độ âm điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho khả năng của một nguyên tử trong phân tử hút electron (liên kết) về phía mình.

Xem thêm

Kim loại là gì?

Kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện tử.

Xem thêm

Nguyên tử là gì?

Nguyên tử là hạt nhỏ nhất của nguyên tố hóa học không thể chia nhỏ hơn được nữa về mặt hóa học.

Xem thêm

Phi kim là gì?

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.

Xem thêm

Những sự thật thú vị về hoá học có thể bạn chưa biết

Sự thật thú vị về Hidro

Hydro là nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. Nó là nguyên tử đơn giản nhất có thể bao gồm một proton trong hạt nhân được quay quanh bởi một electron duy nhất. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong số các nguyên tố và là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ.

Xem thêm

Sự thật thú vị về heli

Heli là một mặt hàng công nghiệp có nhiều công dụng quan trọng hơn bong bóng tiệc tùng và khiến giọng nói của bạn trở nên vui nhộn. Việc sử dụng nó là rất cần thiết trong y học, khí đốt cho máy bay, tên lửa điều áp và các tàu vũ trụ khác, nghiên cứu đông lạnh, laser, túi khí xe cộ, và làm chất làm mát cho lò phản ứng hạt nhân và nam châm siêu dẫn trong máy quét MRI. Các đặc tính của heli khiến nó trở nên không thể thiếu và trong nhiều trường hợp không có chất nào thay thế được heli.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Lithium

Lithium là kim loại kiềm rất hoạt động về mặt hóa học, là kim loại mềm nhất. Lithium là một trong ba nguyên tố được tạo ra trong BigBang! Dưới đây là 20 sự thật thú vị về nguyên tố Lithium - một kim loại tuyệt vời!

Xem thêm

Sự thật thú vị về Berili

Berili (Be) có số nguyên tử là 4 và 4 proton trong hạt nhân của nó, nhưng nó cực kỳ hiếm cả trên Trái đất và trong vũ trụ. Kim loại kiềm thổ này chỉ xảy ra tự nhiên với các nguyên tố khác trong các hợp chất.

Xem thêm

Sự thật thú vị về Boron

Boron là nguyên tố thứ năm của bảng tuần hoàn, là một nguyên tố bán kim loại màu đen. Các hợp chất của nó đã được sử dụng hàng nghìn năm, nhưng bản thân nguyên tố này vẫn chưa bị cô lập cho đến đầu thế kỉ XIX.

Xem thêm

So sánh các chất hoá học phổ biến.

CaCO3CaF2

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất canxi cacbonat và chất canxi florua

Xem thêm

CaOCaO.SiO2

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất canxi oxit và chất canxi mêtasilicat

Xem thêm

CaOCl2CdCl2

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Clorua vôi và chất Cadimi clorua

Xem thêm

CH3CHOCH3Cl

Điểm khác nhau về tính chất vật lý, hoá học giữa chất Andehit axetic và chất metyl clorua

Xem thêm